Skip to main content

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin 4.7.5 phiên bản mới trên XAMPP

Cập nhật phiên bản mới phpMyAdmin trên XAMPP là chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm, với phiên bản mới phpMyAdmin cung cấp cho người dùng nhiều cơ chế bảo mật và nhiều chức năng tiện ích khác giúp người dùng sử dụng tốt hơn và an tâm về vấn đề bảo mật hơn.

Kiểm tra phiên bản phpMyAdmin đang dùng

Để xem phiên bản bạn đang sử dụng rất đơn giản chỉ cần vài thao tác như sau: truy cập vào trang phpMyAdmin trên localhost của bạn với địa chỉ http://localhost/phpmyadmin/ và xem dưới gốc phải cuối trang bạn sẽ thấy một bảng thông tin phiên bản phpMyAdmin đang sử dụng.

Thông tin phpmyadmin đang dùng

Tại đây, phiên bản chúng tôi đang sử dụng là 4.7.4 và phiên bản cần cập nhật lên là 4.7.5 như hình trên.

Khi nào cần cập nhật phpMyAdmin ?

Khi cần cập nhật phiên bản mới lập tức phía dưới trang phpMyAdmin trong localhost của bạn sẽ hiển thị một thông báo như sau:
A newer version of phpMyAdmin is available and you should consider upgrading. The newest version is 4.7.5, released on 2017-10-23.
Đây là lúc các bạn cần cập nhật ngay cho mình phiên bản mới.

Những thay đổi trong phiên bản 4.7.5

  • Sửa lỗi JavaScript trong máy chủ theo dõi
  • Tải lại bản dịch JavaScript khi thay đổi ngôn ngữ
  • Sửa lỗi khi duyệt các kết quả không phải là SELECT
  • Cố định xuất khẩu của bảng với các cột VIRTUAL
  • Sửa lỗi không chính xác hàng tiếp theo khi chọn nhiều hàng
  • Khắc phục sự biến đổi đầu vào

Hướng dẫn cập nhật phpMyAdmin phiên bản mới trên XAMPP

Bước 1: Để cập nhật phpMyAdmin tránh gây lỗi khi sử dụng thì trước tiên các bạn cần đặt mật khẩu cho MySQL, nếu bạn chưa biết cách đặt mật khẩu có thể xem thêm bài viết Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin trước khi thực hiện thao tác cập nhật.

Bước 2: Tiếp theo, truy cập vào trang chủ của phpMyAdmin tải phiên bản mới nhất được phát hành về máy tính của bạn, link tải tại đây, khi tải về sẽ có một file có tên là phpMyAdmin-4.7.5-all-languages.zip

Bước 3: Giải nén file phpMyAdmin-4.7.5-all-languages.zip bạn mới tải về và đổi tên thành phpMyAdmin, tên này các bạn phải đặt mặc định như vậy nhé.

Bước 4: Vào thư mục chứa folder phpMyAdmin cũ và xóa nó đi với đường dẫn sau: C:\xampp khi vào thư mục này bạn sẽ thấy một folder có tên là phpMyAdmin hãy xóa nó đi.

Xóa phpMyAdmin cũ

Bước 5: Bây giờ các bạn hãy copy folder phpMyAdmin mới mà các bạn đã giải nén ở Bước 3 vào trong thư mục C:\xampp

Bước 6: Vào thư mục phpMyAdmin (C:\xampp\phpMyAdmin) bạn vừa copy xong ở bước trên và tìm tập tin có tên là config.sample.inc.php copy ra một tập tin mới đặt tên là config.inc.php sau đó mở tập tin config.inc.php này lên bằng trình soạn thảo bất kỳ.

copy tập tin cấu hình config.ini.php

Bước 7: Tiếp theo, tìm ngay dòng số 17 bạn thêm vào một chuổi bất kỳ giống hình dưới

thêm chuổi bảo mật cho tập tin cấu hình

Dòng này có tác dụng bảo mật mật khẩu MySQL của bạn, có thể để chuổi bất kỳ mà bạn muốn hoặc sử dụng chuổi giống chúng tôi.
hfsanfdnmvgjeoqNDKAHSDHLFourowureouwtNMVMNVCNCNDLSAJDLJAoiruewotoewtgvldsgflnbvxcvmljfd
Bước 8: Bây giờ truy cập vào trang http://localhost/phpmyadmin/ trên trình duyệt và kiểm tra quá trình cập nhật của bạn có thành công hay chưa.
Nhập user mặc định là root, pass của bạn tạo.

đăng nhập phpMyAdmin

Cập nhật thành công

Chúng tôi đã thực hiện quá trình cập nhật phiên bản cho phpMyAdmin thành công. Đăng nhập để vào trang như thường, lưu ý tài khoản mặc định là root còn pass là cái bạn đã đổi ở đầu bài nhé.

Nếu bạn muốn vào trang luôn mà không cần nhập mật khẩu đăng nhập thì thay tất cả đoạn code dưới đây vào tập tin config.inc.php
<?php
/*
 * This is needed for cookie based authentication to encrypt password in
 * cookie
 */
$cfg['blowfish_secret'] = 'hfsanfdnmvgjeoqNDKAHSDHLFourowureouwtNMVMNVCNCNDLSAJDLJAoiruewotoewtgvldsgflnbvxcvmljfd'; /* YOU SHOULD CHANGE THIS FOR A MORE SECURE COOKIE AUTH! */
/*
 * Servers configuration
 */
$i = 0;
/*
 * First server
 */
$i++;
/* Authentication type and info */
$cfg['Servers'][$i]['auth_type'] = 'config';
$cfg['Servers'][$i]['user'] = 'root';
$cfg['Servers'][$i]['password'] = 'YourPassWord';
$cfg['Servers'][$i]['extension'] = 'mysqli';
$cfg['Servers'][$i]['AllowNoPassword'] = true;
$cfg['Lang'] = '';
/* Bind to the localhost ipv4 address and tcp */
$cfg['Servers'][$i]['host'] = '127.0.0.1';
$cfg['Servers'][$i]['connect_type'] = 'tcp';
/* User for advanced features */
$cfg['Servers'][$i]['controluser'] = 'pma';
$cfg['Servers'][$i]['controlpass'] = '';
/* Advanced phpMyAdmin features */
$cfg['Servers'][$i]['pmadb'] = 'phpmyadmin';
$cfg['Servers'][$i]['bookmarktable'] = 'pma__bookmark';
$cfg['Servers'][$i]['relation'] = 'pma__relation';
$cfg['Servers'][$i]['table_info'] = 'pma__table_info';
$cfg['Servers'][$i]['table_coords'] = 'pma__table_coords';
$cfg['Servers'][$i]['pdf_pages'] = 'pma__pdf_pages';
$cfg['Servers'][$i]['column_info'] = 'pma__column_info';
$cfg['Servers'][$i]['history'] = 'pma__history';
$cfg['Servers'][$i]['designer_coords'] = 'pma__designer_coords';
$cfg['Servers'][$i]['tracking'] = 'pma__tracking';
$cfg['Servers'][$i]['userconfig'] = 'pma__userconfig';
$cfg['Servers'][$i]['recent'] = 'pma__recent';
$cfg['Servers'][$i]['table_uiprefs'] = 'pma__table_uiprefs';
$cfg['Servers'][$i]['users'] = 'pma__users';
$cfg['Servers'][$i]['usergroups'] = 'pma__usergroups';
$cfg['Servers'][$i]['navigationhiding'] = 'pma__navigationhiding';
$cfg['Servers'][$i]['savedsearches'] = 'pma__savedsearches';
$cfg['Servers'][$i]['central_columns'] = 'pma__central_columns';
$cfg['Servers'][$i]['designer_settings'] = 'pma__designer_settings';
$cfg['Servers'][$i]['export_templates'] = 'pma__export_templates';
$cfg['Servers'][$i]['favorite'] = 'pma__favorite';
/*
 * End of servers configuration
 */
?>
Lưu ý: YourPassWord thay bằng mật khẩu của bạn tạo, nếu không truy cập được nhớ khởi động lại Apache và MySQL.

Comments

Popular posts from this blog

Fix lỗi port 80 bị chiếm và cách đổi port cho Xampp

Bạn là người mới thì chắc chắn có rất nhiều thắc mắc rằng tại sao sau khi cài đặt XAMPP hoàn tất ở bài viết trước của mình nhưng lại gặp phải lỗi không mở Apache được. Nguyên nhân nào khiến các bạn vướng phải phải lỗi này ? Thực chất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc XAMPP không khởi động được Apache, lỗi này thường gặp phải nhiều nhất đó chính là trùng Port 80 hoặc Port 80 này đã bị một ứng dụng khác hay một service (dịch vụ) khác chiếm quyền sử dụng do đó dẫn đến tình trạng các bạn không khởi động được Apache dù đã cài đặt XAMPP thành công không xảy ra lỗi trong quá trình cài. Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Trên XAMPP Và Cách Khắc Phục BlogTipsTop chúng tôi đưa ra một số lỗi thường thấy nhất đối người dùng mới như bạn, những lỗi này tuy hay gặp nhưng hoàn toàn các bạn có thể tự khắc phục nó hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến hệ thống hệ điều hành window của bạn. 1. Port 80 in use by “Unable to open process” with PID 4! [Apache] Problem detected! [Apache] Port 80

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin

Vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu của một hệ thống Server mang tính tất yếu và là chuyện hàng đâu các lập trình viên phải làm được việc này, đặt mật khẩu cho phpMyadmin hay nói đúng hơn là đặt mật khẩu cho MySQL giúp bạn bảo mật được cơ sở dữ liệu của mình một cách tốt hơn. Đây là một hết sức đơn giản nhưng không phải ai ai điều có thể làm. Vì vậy, trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL cho phpMyadmin theo hướng đơn giản nhất mà bạn nào cũng có thể làm được. Làm thế nào để đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin? Các bạn lưu ý đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL trên phpMyadmin cách thực hiện điều giống nhau nên chúng tôi chỉ thực hiện một lần để tiết kiệm thời gian của cac bạn. Trước khi vào bài các bạn hãy bật Apache và MySQL lên trước cái đã, nếu các bạn không muốn lúc nào cũng phải bật XAMPP thì nên xem thêm bài  Cài đặt XAMPP khởi động cùng hệ thống window này nhé. Bước 1:  Hãy truy cập vào trang phpMyadmin trên trình duyệt của bạn với địa chỉ sau  http:

Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP

Như các bạn đã biết tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong các Server Linux nói chung và MySQL nói riêng, tài khoản này có thể thực hiện mọi thao tác quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị các tài khoản người dùng,... Vì nhu cầu công việc nên bạn giao cho một người khác tài khoản này để quản trị thì rất nguy hiểm cho hệ thống Server của bạn, nếu họ cẩn thận và có kiến thức thì không nói đến, nhưng cũng trừ trường hợp trong nhất thời lỗ mãn họ sẽ gây thiệt hại lớn cho bạn, gây mất dữ liệu hoặc thậm chí lỗi cả một hệ thống. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần tạo ra một tài khoản khác cho người dùng nhất định, giới hạn quyền, chức năng quản trị trong phạm vi sử dụng nhất định như vậy sẽ an toàn cho hệ thống của bạn hơn. Ngoài ra, trong bài viết  Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP này chúng tôi còn giúp nâng cao hơn một kiến thức quản trị cơ sở liệu nữa nhé. Làm thế nào để tạo tài khoản MySQL mới ? Trước khi bất đầu tạo tài khoản mới