Skip to main content

Hướng dẫn thêm Port vào tên miền trên XAMPP

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thêm Port mới vào tên miền ảo mà chúng ta đã tạo ở bài trước. Vì sao ta cần làm điều này ? Thí dụ chúng tôi có một file index.php chứa trong thư mục helloworld khi chúng tôi muốn truy cập vào trang web này phải gõ vào địa chỉ http://blogtipstop.com:8080/helloworld/index.php thì mới truy cập đến trang index.php đó được. Đối với các bạn học lập trình web quá trình khiến cho bạn phải qua nhiều bước khi truy cập web của bạn phải nhập rất dài dòng, điều đó một số bạn sẽ không thích và chúng tôi cũng vậy.

Để tiện hơn cho các bạn trẻ học lập trình PHP chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thêm một Port mới vào tên miền ảo. Ví dụ blogtipstop.com:8081 sẽ truy cập đến trang index.php trong thư mục helloworld đó. Ngoài việc giúp các bạn học tập thuận tiện còn giúp bạn trở nên ngầu hơn với một người thông thường khi chưa đọc qua bài này :D.

Thêm Port cho XAMPP như thế nào?

Chúng tôi sẽ tạo ra 2 trang web đặt ở 2 thư mục khác nhau như sau:

http://blogtipstop:8080/helloword/helloworld.php
http://blogtipstop:8080/wellcome/wellcome.php



Để giải quyết vấn đề trên như phần mô tả, chúng ta sẽ cấu hình XAMPP sao cho có thể chạy được nhiều domain ngắn gọn hơn và có thể dùng root path tiện lợi hơn, khi này thay vì viết như trên chúng tôi sẽ viết thành:

http://blogtipstop:8081/helloworld.php
http://blogtipstop:8082/wellcome.php

Cách Thực Hiện

Mở bảng điều khiển của XAMPP và chọn đến tập tin cấu hình Apache httpd.conf.

Mở tập tin cấu hình Apache httpd.conf

Sẽ có 2 trường hợp là các bạn sử dụng Port 80 mặc định và một số bạn đổi Port sang 8080 hay 8888 như chúng tôi, vì thế chúng tôi sẽ chia nhỏ ra 2 phần để các bạn tiện thực hiện hơn.


1. Sử dụng Port mặc định 80

Khi file httpd.conf đã được mở, tìm tới dòng Listen 80, bạn sẽ thấy đoạn code bên trong có dạng như sau:

#Listen 12.34.56.78:80
Listen 80

Port 80 là port mặc định, từ vị trí này ta thêm nhiều Port khác nhau.
Mỗi lần thêm 1 Port save lại và khởi động lại Apache, thêm bao Port thì khởi động lại Apache bấy nhiêu lần nhé.

#Listen 12.34.56.78:80
Listen 80
Listen 81
Listen 82
Tiếp thep sẽ cấu hình Virtual Host trong tập tin httpd-vhosts.conf, vào thư mục với đường dẫn sau:
C:\xampp\apache\conf\extra tại đây bạn sẽ thấy tập tin httpd-vhosts.conf mở bằng trình soạn thảo bất kỳ thêm các đoạn code sau vào cuối tập tin.

<VirtualHost *:81>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/helloworld"
    ServerName blogtipstop.com
    ServerAlias www.blogtipstop.com
    <Directory "C:/xampp/htdocs/helloworld">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost>
<VirtualHost *:82>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/wellcome"
    ServerName blogtipstop.com
    ServerAlias www.blogtipstop.com
    <Directory "C:/xampp/htdocs/wellcome">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost>
Chú Thích:
<VirtualHost *:81> : Đây là một trong những Port đã được thêm vào tập tin httpd.conf ở trên.
DocumentRoot: Thư mục chứa web của bạn (khai báo này bắt buộc).
ServerName: Tên server, dùng tên miền của bạn (khai báo này bắt buộc).
ServerAlias: Tên thay thế cho tên server (khai báo tùy chọn).
Directory: Dùng để cấp quyền cho thư mục.

Sau khi cấu hình như trên hoàn tất, save lại và cần khởi động lại Apache thì các thay đổi cấu hình mới có hiệu lực.

2. Sử đụng Port 8080 hoặc 8888

Khi file httpd.conf đã được mở, tìm tới dòng Listen 8080, bạn sẽ thấy đoạn code bên trong có dạng như sau:

#Listen 12.34.56.78:80
Listen 8080

Port 80 là port mặc định, từ vị trí này ta thêm nhiều Port khác nhau.
Mỗi lần thêm 1 Port save lại và khởi động lại Apache, thêm bao Port thì khởi động lại Apache bấy nhiêu lần nhé.

#Listen 12.34.56.78:80
Listen 8080
Listen 8081
Listen 8082
Tiếp thep sẽ cấu hình Virtual Host trong tập tin httpd-vhosts.conf, vào thư mục với đường dẫn sau:
C:\xampp\apache\conf\extra tại đây bạn sẽ thấy tập tin httpd-vhosts.conf mở bằng trình soạn thảo bất kỳ thêm các đoạn code sau vào cuối tập tin.
<VirtualHost *:8081>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/wellcome"
    ServerName blogtipstop.com
    ServerAlias www.blogtipstop.com
    <Directory "C:/xampp/htdocs/wellcome">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost>
<VirtualHost *:8082>
    DocumentRoot "C:/xampp/htdocs/wellcome"
    ServerName blogtipstop.com    ServerAlias www.blogtipstop.com    <Directory "C:/xampp/htdocs/wellcome">
        Order Allow,Deny
        Allow from all
    </Directory>
</VirtualHost> 

Tất cả mọi thứ điều giống như Port 80 mặc định ở trên nếu bạn muốn đổi Port sang 8080 thì có thể xem thêm bài Hướng dẫn đổi Port Xampp, và các bạn hãy lưu ý mọi thao tác cấu hình phải save lại và cần khởi động lại Apache thì mới có hiệu lực. Kết quả đạt được khi chúng tôi truy cập vào 2 trang web mới trên như sau:

Truy cập web mới thành công
Ok, như vậy chúng tôi đã thêm Port mới và cấu hình thành công, nếu có thắc mắc hãy để lại comment bên dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Comments

  1. đang thêm port 80 ,81,82 nhảy qua 8080 làm loạn cả bài viết lên :D

    ReplyDelete
  2. em cũng làm giống như anh nhưng trang web của em vẫn thấy thông báo là ko thể tìm thấy

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Fix lỗi port 80 bị chiếm và cách đổi port cho Xampp

Bạn là người mới thì chắc chắn có rất nhiều thắc mắc rằng tại sao sau khi cài đặt XAMPP hoàn tất ở bài viết trước của mình nhưng lại gặp phải lỗi không mở Apache được. Nguyên nhân nào khiến các bạn vướng phải phải lỗi này ? Thực chất có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc XAMPP không khởi động được Apache, lỗi này thường gặp phải nhiều nhất đó chính là trùng Port 80 hoặc Port 80 này đã bị một ứng dụng khác hay một service (dịch vụ) khác chiếm quyền sử dụng do đó dẫn đến tình trạng các bạn không khởi động được Apache dù đã cài đặt XAMPP thành công không xảy ra lỗi trong quá trình cài. Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Trên XAMPP Và Cách Khắc Phục BlogTipsTop chúng tôi đưa ra một số lỗi thường thấy nhất đối người dùng mới như bạn, những lỗi này tuy hay gặp nhưng hoàn toàn các bạn có thể tự khắc phục nó hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến hệ thống hệ điều hành window của bạn. 1. Port 80 in use by “Unable to open process” with PID 4! [Apache] Problem detected! [Apache] Port 80

Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin

Vấn đề bảo mật cơ sở dữ liệu của một hệ thống Server mang tính tất yếu và là chuyện hàng đâu các lập trình viên phải làm được việc này, đặt mật khẩu cho phpMyadmin hay nói đúng hơn là đặt mật khẩu cho MySQL giúp bạn bảo mật được cơ sở dữ liệu của mình một cách tốt hơn. Đây là một hết sức đơn giản nhưng không phải ai ai điều có thể làm. Vì vậy, trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL cho phpMyadmin theo hướng đơn giản nhất mà bạn nào cũng có thể làm được. Làm thế nào để đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin? Các bạn lưu ý đặt hay đổi mật khẩu cho MySQL trên phpMyadmin cách thực hiện điều giống nhau nên chúng tôi chỉ thực hiện một lần để tiết kiệm thời gian của cac bạn. Trước khi vào bài các bạn hãy bật Apache và MySQL lên trước cái đã, nếu các bạn không muốn lúc nào cũng phải bật XAMPP thì nên xem thêm bài  Cài đặt XAMPP khởi động cùng hệ thống window này nhé. Bước 1:  Hãy truy cập vào trang phpMyadmin trên trình duyệt của bạn với địa chỉ sau  http:

Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP

Như các bạn đã biết tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong các Server Linux nói chung và MySQL nói riêng, tài khoản này có thể thực hiện mọi thao tác quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị các tài khoản người dùng,... Vì nhu cầu công việc nên bạn giao cho một người khác tài khoản này để quản trị thì rất nguy hiểm cho hệ thống Server của bạn, nếu họ cẩn thận và có kiến thức thì không nói đến, nhưng cũng trừ trường hợp trong nhất thời lỗ mãn họ sẽ gây thiệt hại lớn cho bạn, gây mất dữ liệu hoặc thậm chí lỗi cả một hệ thống. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần tạo ra một tài khoản khác cho người dùng nhất định, giới hạn quyền, chức năng quản trị trong phạm vi sử dụng nhất định như vậy sẽ an toàn cho hệ thống của bạn hơn. Ngoài ra, trong bài viết  Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP này chúng tôi còn giúp nâng cao hơn một kiến thức quản trị cơ sở liệu nữa nhé. Làm thế nào để tạo tài khoản MySQL mới ? Trước khi bất đầu tạo tài khoản mới